Tin tức
Mở thương mại theo hướng nào?

Mở thương mại theo hướng nào?

10/07/2006

Banner PHS

Mở thương mại theo hướng nào?

Việt Nam sắp gia nhập WTO, là thành viên AFTA..., điều này cho phép nước ta có nhiều lựa chọn khi mở cửa thương mại quốc tế...

Việt Nam sắp gia nhập WTO, là thành viên AFTA..., điều này cho phép nước ta có nhiều lựa chọn khi mở cửa thương mại quốc tế...

Trên cơ sở tình hình thương mại Việt Nam và những điều kiện mới trong quá trình hội nhập, các chuyên gia thuộc Đại học Quốc gia Úc và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam.

Kịch bản 1: Tiến hành tự do hoá đơn phương. Việt Nam bãi bỏ hoàn toàn tất cả các loại thuế thương mại xuất nhập khẩu và trợ cấp. Đây là điều mà Việt Nam có thể làm được mà không cần đàm phán với các nước. Kịch bản này sẽ mang lại lợi ích rất lớn về nhiều mặt nhưng lợi ích từ việc gia nhập thị trường có thể bị hạn chế vì không chắc chắn các nước mở cửa thị trường hay không.

Kịch bản 2: Đi theo hướng hài hoà hoá thuế suất. Trong đó tất cả các mức thuế của Việt Nam giảm đi hay tăng lên nhưng vẫn đảm bảo mức bình quân hiện tại (khoảng 11,9% cho các loại hàng nhập khẩu). Điều này có một lợi ích đáng kể khi giải toả được nỗi lo giảm nguồn thu ngân sách do cải cách thuế.

Cách tiếp cận này được nhiều nhà kinh tế ưa chuộng vì nó loại bỏ được sư méo mó giữa hàng hoá nhập khẩu khác nhau về nguồn gốc và chủng loại. Tuy nhiên nó có thể làm tăng một số loại thuế và giữ nguyên sự bất cập về giá đối với một số hàng hoá và dịch vụ.

Kịch bản 3: Đàm phán các hiệp định song phương với các đối tác. Theo kịch bản này thì những nước đang phát triển nếu đạt được thoả thuận với các nước phát triển lớn được coi là có lợi nhất.

Ví dụ, nếu Việt Nam đạt được thoả thuận với EU và tiến hành giảm 100% thuế trong thương mại, có thể Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vì EU là thị trường lớn đầy tiềm năng.

Kịch bản 4: Tự do hoá khu vực. Theo kịch bản này, Việt Nam và các nước sẽ mở rộng khu vực mậu dịch tự do AFTA với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Khả năng này đã được các nước ASEAN thảo luận và bước đầu thực thi. Nhưng hạn chế ở đây là Nhật Bản chưa là thành viên của bất kỳ nhóm thương mại ưu đãi nào. Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của rất nhiều nền kinh tế ASEAN mà lợi thế chung vẫn là lao động dồi dào và giá rẻ.

Kịch bản 5: Tự do hoá đa phương. Chính sách đi theo kịch bản này đề cập tới một thoả thuận chung của WTO trong thời gian tới. Tuy nhiên, do các thành viên WTO không đạt được thỏa thuận nào trong vòng đàm phán ở Hồng Kông năm 2005.

Vì vậy, đến nay vẫn chưa có một điều khoản rõ ràng nào. Giả định được đưa ra là giảm 50% thuế xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước của tất cả các thành viên.

Kịch bản 6: Tự do hoá toàn cầu, hướng tới cắt giảm thuế 100% cho tất cả các nước và khu vực.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, hầu hết các kịch bản, không kể kịch bản hài hoà hoá, đều dẫn đến gia tăng xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu có thể là một điều gây ngạc nhiên trong kịch bản thứ nhất vì chính sách ở đây sẽ không dẫn đến việc cải thiện thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi nhập khẩu dễ dàng thì xuất khẩu cũng sẽ được thúc đẩy để đảm bảo cán cân thương mại.

Qua phân tích của các chuyên gia, kịch bản tự do hoá thương mại toàn cầu sẽ là kịch bản tốt nhất cho Việt Nam. Kịch bản này sẽ làm tăng xuất khẩu khoảng 8,6 tỷ USD và tối đa hoá được phúc lợi hàng năm.

Tuy nhiên, việc đạt được tự do hoá thương mại toàn cầu nằm ngoài sự kiểm soát của bất cứ một quốc gia nào và khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trường hợp này, so sánh với các kịch bản khác có thể thấy, khi chưa thực hiện tự do hoá đa phương, Việt Nam có thể thực hiện tự do đơn phương nhưng điều này có nhiều hạn chế và gây ra bất lợi cho Việt Nam trên bàn các cuộc thương lượng về sau.

Trong khi đó, nếu áp dụng kịch bản hài hoà thuế suất sẽ tạo ra phúc lợi xã hội và sự chuyển dịch không đáng kể trong nền kinh tế. Đồng thời giúp tăng thu khoảng trên 50%. Trong trường hợp này thứ tự ưu tiên các mục tiêu của chính phủ sẽ là yếu tố quyết định sự lựa chọn.

Kịch bản tự do hoá song phương bao gồm tự do hoá với Liên minh châu Âu sẽ gặp phải một vấn đề rắc rối vì EU dường như chịu thiệt từ kịch bản này và có thể sẽ không tham gia.

Kịch bản thực tế nhất là tự do hoá khu vực và tự do hoá đa phương, kịch bản tự do hoá khu vực sẽ mang lại lợi ích xuất khẩu nhưng tự do hoá đa phương cho lợi ích phúc lợi lớn hơn. Và đây không phải là hai kịch bản loại trừ lẫn nhau. Cả hai hình thức tự do thương mại này đều có thể cùng xảy ra.

Các kịch bản khác có thể được tính tới dựa trên những thuận lợi và hạn chế của nó. Cụ thể, hài hoà thuế dường như là một phương án nhạy cảm, còn kịch bản đơn phương lại mang nhiều lợi ích mà không cần đàm phán với các nước.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng