“Nếu USD mất giá nữa, phải điều chỉnh tỷ giá VND”
Suốt năm 2004, giá vàng tăng chóng mặt, USD giảm giá đến 20%, trong khi Euro có thời điểm tăng giá 30%. Vì sao mệnh giá và tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh và sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Suốt năm 2004, giá vàng tăng chóng mặt, USD giảm giá đến 20%, trong khi Euro có thời điểm tăng giá 30%. Vì sao mệnh giá và tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh và sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt
Ông Doanh nói: Mỹ dùng các chính sách định giá USD thấp, đòi Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ lên so với đồng USD, để Euro và đồng Yên cũng mạnh lên để có lợi cho Mỹ đang bị thâm hụt cán cân thương mại. Khi để đồng USD yếu họ có thể xuất khẩu được máy bay, các loại hàng hóa khác. Trong khi đó, các nước khác muốn xuất khẩu sang Mỹ thì phải chịu một mức giá cao hơn. Đây là chính sách mà nước Mỹ đã làm. Nhưng Mỹ đã không thể thực hiện được chính sách đó tùy tiện được, bởi nếu thái quá thì chính nước Mỹ cũng bị mất cân đối nghiêm trọng và cũng không thể nào chịu đựng được mãi.
Còn đồng Euro tăng giá thì ngăn cản xuất khẩu và làm giảm năng lực cạnh tranh của các nước sử dụng đồng Euro. Trước thực tế này, một số nước đã không cố định sử dụng đồng USD. Một số nước và một số nhà đầu cơ tài chính tránh thiệt hại do USD giảm giá bằng cách chuyển sang mua vàng, vì thế giá vàng đã tăng lên. Tuy nhiên, theo tôi, giá vàng tăng cũng chỉ có giới hạn, vì vị trí của vàng không còn như trước, đồng tiền trên thế giới không còn gắn với chế độ kim bản vị nữa, thanh toán bằng vàng lại chậm chạp, hạn chế...
Việt
Nước ta dự trữ ngoại tệ quá ít. Theo tôi, chúng ta nên xây dựng giỏ ngoại tệ gồm có ba đồng tiền mạnh có tỷ lệ thích hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu vay nợ của Việt
Năm 2004, nhiều doanh nghiệp khốn đốn vì nhập Euro trong khi Euro lên giá 30%. Điều này ở tầm quốc gia và ngay cả doanh nghiệp cũng nên tính toán, tránh thiệt hại không cần thiết.
Mệnh giá của VND và tỷ giá đồng tiền Việt
Tỷ giá VND hiện nay theo tôi là tương đối hiện thực, thích hợp với USD và không cản trở xuất khẩu. Nếu USD mất giá nữa thì phải điều chỉnh về tỷ giá VND, nếu không lợi thế xuất khẩu của Việt Nam sẽ không thể duy trì được, vì USD giảm và VND cũng giảm theo.
Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào giao thương với thế giới khá cao nhưng quy chế xuất nhập khẩu, hạn ngạch chưa mở, đồng tiền chưa hội nhập đầy đủ với đồng tiền trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh đó, thị trường tài chính, chứng khoán cũng chưa mở. Cho nên, phải xử lý vấn đề tỷ giá thận trọng, phải chú ý đến khuyến khích xuất khẩu.
Nước ta có thể điều chỉnh linh hoạt tỷ giá VND với các đồng tiền khác để có lợi cho nền kinh tế mở được không?
Nếu tỷ giá VND thay đổi quá 3-4% thì nhiều người đã "kêu" không như ở nước Nhật Bản, tỷ giá thay đổi 6-7%, nhưng doanh nghiệp không lo sợ gì. Muốn điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thì đòi hỏi năng lực của bộ máy Nhà nước phải tốt, kho dự trữ ngoại tệ phải bảo đảm thì giá trị đồng tiền và năng lực của doanh nghiệp trong đối phó với tình thế mới bảo đảm được. Nếu doanh nghiệp hoàn toàn kinh doanh bằng đồng đi vay, phụ thuộc nhiều vào lãi suất thì sẽ rất khó khăn. Ngoại tệ dự trữ của ta chưa nhiều nên khó mà điều chỉnh tỷ giá linh hoạt như nhiều nước khác.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thế nào trước đồng USD giảm giá, Euro và vàng tăng giá, thưa ông?
Trước thực tế này, nếu không điều chỉnh lãi suất thì VND cũng mất giá như đồng USD. Còn điều chỉnh thì xuất khẩu sẽ gặp khó khăn. Về hàng hóa và dịch vụ thì đã bị ảnh hưởng rõ nét. Cụ thể, giá vàng cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến giá bất động sản. USD giảm giá, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Với những nhà nhập khẩu vay nợ trả lãi dài hạn thì khó khăn lớn. Đây cũng là vấn đề tầm quốc gia phải xét đến.
TP