Nhà thầu Việt Nam “đau đầu vì tiền”!
“Chúng tôi không thể vay được ngoại tệ từ các ngân hàng trong nước để phục vụ cho các dự án, công trình ở nước ngoài. Chúng tôi chỉ đề nghị được vay vốn thôi chứ chưa dám đòi hỏi đến các ưu đãi”...
“Chúng tôi không thể vay được ngoại tệ từ các ngân hàng trong nước để phục vụ cho các dự án, công trình ở nước ngoài. Chúng tôi chỉ đề nghị được vay vốn thôi chứ chưa dám đòi hỏi đến các ưu đãi”.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Contrexim) đã than phiền như vậy khi nói đến những khó khăn trong việc nhận thầu công trình ở nước ngoài đối với các nhà thầu Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hiệp cũng thừa nhận rằng, khó khăn này không phải từ chủ quan của phía ngân hàng, mà là do cơ chế, chính sách chưa đề cập đến vấn đề này.
“Ngân hàng có muốn thông thoáng cũng khó làm được. Vừa rồi, để có ngoại tệ cho một dự án xây nhà ở Cộng hoà Séc, chúng tôi phải làm công văn đề nghị tới tận Thủ tướng Chính phủ”, ông Hiệp cho biết.
Phải thừa nhận rằng, năng lực tài chính của các nhà thầu Việt
Nếu như nhận thầu thi công, thì nghiệm thu phần nào, nhà thầu sẽ được thanh toán phần đó. Song, nếu thắng thầu với tư cách là thầu chính, muốn khẳng định mình trên thương trường, thì các nhà thầu buộc phải làm trước lấy tiền sau.
“Thực ra thì nhà thầu chính được ứng trước khoảng 30%, sau đó sẽ được thanh toán dần khi đã hoàn thành 30% công trình. Nếu không tự xoay xở thì nhà thầu không thể trông chờ vào khoản 30% này được”, ông Hiệp nói.
Thực tế cũng cho thấy, năng lực tài chính kém nhiều khi chính là cản trở lớn để các nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu, chứ chưa nói đến việc thắng thầu và thực hiện thầu ở nước ngoài. Rất ít nhà thầu có nguồn vốn lưu động lớn, do phần lớn vốn của các nhà thầu bị “chôn” vào nhiều công trình trong nước.
Ông Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Tp.HCM cho biết, số nợ phải thu của các tổng công ty lớn nhiều khi lên đến cả tỷ đồng. “Nợ tồn đọng lớn, phải trả lãi ngân hàng, rồi lại phải tiếp tục vay thêm... Đó chính là những bất lợi lớn nhất của các nhà thầu xây dựng khi tham gia đấu thầu ở nước ngoài”, ông Sanh khẳng định.
Tất nhiên, khó khăn về tài chính thường được thu xếp bằng cách tiết kiệm tối đa các chi phí để có được giá dự thầu tốt nhất. Lương công nhân và kỹ sư của Việt
Ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt
Đó là chưa kể đến việc mức lương không tốt khiến cho các nhà thầu Việt Nam đang trong tình trạng thiếu công nhân bậc cao, cũng như các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật trình độ cao, thông thạo ngoại ngữ.
Rõ ràng, sẽ có nhiều nhà thầu Việt Nam hướng mục tiêu ra nước ngoài, nhất là đối với những thị trường “gần” với Việt Nam về các yêu cầu công nghệ, kỹ thuật, như khu vực châu Phi, Trung Đông... Khả năng cạnh tranh về năng lực thi công, công nghệ... được chính các nhà thầu khẳng định là hoàn toàn có thể.
Song, khả năng tài chính sẽ vẫn là trở ngại lớn mà nhà thầu Việt
Tất nhiên, kèm theo đó vẫn là tính chủ động của các nhà thầu trong việc lựa chọn những công trình hợp với khả năng của mình.
ĐT