Tin tức
Quản lý dòng vốn đầu tư NN gián tiếp trên TTCK Ấn Độ

Quản lý dòng vốn đầu tư NN gián tiếp trên TTCK Ấn Độ

10/06/2008

Banner PHS

Quản lý dòng vốn đầu tư NN gián tiếp trên TTCK Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam cùng được xếp hạng là nhóm các quốc gia mới nổi. Tuy lịch sử phát triển TTCK của Ấn Độ chưa dài, mức độ mở cửa nền kinh tế còn giới hạn và đang trong lộ trình hội nhập toàn cầu nhưng Ấn Độ đã đạt được những thành công nhất định trong thu hút, quản lý vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FII - Foreign Indirect Investment).

Thu hút FII tăng bền vững là một thành công của Ấn Độ

Dòng vốn FII vào Ấn Độ tăng bền vững trong hơn thập kỷ qua từ những năm 90, đạt 10,25 tỉ USD năm 2004 -2005 và hiện vẫn đang trong chiều hướng gia tăng.

Từ khi được phép tham gia TTCK Ấn Độ, lượng mua ròng của NĐTNN luôn dương (ngoại trừ năm 1998 -1999). Điều này phản ánh nền tảng kinh tế vững, sức tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và những chính sách quản lý hợp lý.

Bảng: Vốn đầu tư FII vào TTCK Ấn Độ

Năm

Tổng mua

Triệu Rupee

Tổng bán

Triệu Rupee

Tổng mua - bán

Tổng tích lũy

Triệu Rupee

Triệu USD

Triệu USD

1992-93

17

4

13

4

4

1993-94

5 592

466

5 126

1 634

1 638

1994-95

7 631

2 835

4 796

1 528

3 166

1995-96

9 694

2 752

6 942

2 036

5 202

1996-97

15 554

6 979

8 575

2 432

7 634

1997-98

18 695

12 737

5 958

1 650

9 284

1998-99

16 115

17 699

-1 584

-386

8 898

1999-00

56 855

46 734

10 121

2 339

11 237

2000-01

74 051

64 116

9 935

2 159

13 396

2001-02

4 992

41 165

8 755

1 846

15 242

2002-03

47 061

44 371

269

562

15 804

2003-04

144 858

99 094

45 765

9 950

25 755

2004-05

217 911

171 696

46 215

10 248

36 008

2005-06

165 032

150 886

14 146

3 262

39270

(Nguồn: UBCK và Ngân hàng dự trữ Ấn Độ)

Vốn FII vào TTCK Ấn Độ

Thống kê của Công ty Chứng khoán Euro Capital cho thấy dòng FII thuần vào Ấn Độ ở mức độ ổn định cao so với Hàn Quốc, Philipines, Nhật, Thái, Đài Loan, Indonesia và Nam Mỹ.

Chỉ số chứng khoán BSE 30 của Ấn Độ

Sự ổn định của dòng vốn này xuất phát từ những nhân tố sau:

- Chính sách thu hút và quản lý FII hợp lý

- Nền tảng kinh tế vững, sức hấp dẫn từ giá trị của các công ty trên thị trường.

- Luôn chú trọng nâng cao chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực kế toán, cơ chế quản lý rủi ro và chống rửa tiền, sự điều tiết hợp lý của chính phủ.

- Đa dạng nguồn cung thị trường và đưa ra các sản phẩm phái sinh

Trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, dòng FII tại Ấn Độ vẫn giữ ở mức độ khá ổn định và không xảy ra hiện tượng rút vốn ồ ạt như tại các quốc gia khác như Thái lan, Philipine, Indonesia.

Ngoài TT cổ phiếu, trái phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có tổ chức được cấp phép bởi UBCK và Ngân hàng dự trữ Ấn Độ tham gia vào thị trường CK phái sinh. Các tổ chức này phải tuân theo các công cụ quản lý rủi ro giống như các thành viên khác. Với quyền chọn chỉ số và giao dịch tương lai chỉ số, tỷ giá, NĐTNN có tổ chức phải chịu một số giới hạn nhất định. Doanh thu từ khối này năm 2005 chiếm khoảng 5,1% doanh thu tháng của thị trường phái sinh

Quản lý dòng vốn FII, thành công đến từ cuộc cách mạng trong chính sách

Ấn Độ đã có những chính sách quản lý làm nên sự thành công trong thu hút, điều hòa FII thời gian qua.

Bảng: Những thay đổi trong chính sách quản lý FII

No

Ngày

Nội dung

Chi chú

1

09/1992

NĐTNN được phép đầu tư vào cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Mỗi NĐTNN được mua không quá 5% và tổng khối nước ngoài được mua không quá 24% vốn điều lệ của 1 công ty. Một quỹ lớn có tối đa 50 cổ đông và không hai giữ quá 5%

Sự điều chỉnh này đã khai thông dòng FII vào thị trường tài chính Ấn Độ

2

11/1996

NĐTNN được phép đầu tư 100% vào chứng khoán nợ

3

04/1997

Tổng giới hạn sở hữu cho NĐTNN có tổ chức, doanh nghiệp NN, NĐT cá nhân nước ngoài tăng lên 30%

4

4/1998

NĐTNN được phép đầu tư vào các chứng khoán do chính phủ phát hành theo mức trần đặt ra. Mức trần này tăng từ 1 tỉ USD năm 1998 lên 1,75 tỉ năm 2004

5

6/1998

Tổng giới hạn danh mục đầu tư của NĐTNN tăng từ 5% lên 10%

FII được phép đầu tư vào hợp đồng kỳ hạn

Các NĐTNN có tổ chức được phép đầu tư vào chứng khoán phái sinh từ cổ phiếu

Mục đích nhằm đưa ra các công cụ hedging phòng ngừa rủi ro về giá

6

2/2000

Các tổ chức nước ngoài và cá nhân có mức đầu tư lớn được phép đầu tư thông qua tài khoản thứ cấp của các tổ chức đầu tư NN.

Giám đốc quản lý danh mục đầu tư trong nước được phép làm việc cho các tổ chức đầu tư nước ngoài để quản lý các quỹ của tài khoản thứ cấp

Mục đích nhằm tăng tính linh hoạt và tăng khả năng quản lý tài sản nội địa

7

3/2001

Trần tỉ lệ đầu tư của NĐTNN được tăng lên 49% tùy theo những quy định đặc biệt

8





9/2001

Room của NĐTNN trong những quy định đặc biệt được tăng lên tùy theo lĩnh vực

Mục đích nhằm tăng cường sự tham gia của khối ĐTNN

9

12/2003

Thủ tục cấp phép song song giữa UBCK và Ngân hàng dự trữ Ấn Độ được đơn giản hóa, UBCK là nơi duy nhất thông qua cấp phép đầu tư FII

Mục đích nhằm tiết kiệm thời gian và đơn giản thủ tục đăng ký

10

11/2004

Áp dụng mức vay nợ tối đa bằng USD cho một tổ chức là 500 triệu USD

Mục đích nhằm giới hạn khoản nợ ngắn hạn.

Những giới hạn của FII & FDI theo lĩnh vực trên thị trường giao ngay (spot market):

Cấm FDI và NĐTNN có tổ chức

Phân tách FDI và NĐTNN có tổ chức

Giới hạn cùng tỉ lệ cho FDI và NĐTNN có tổ chức

Cấm FDI và cho phép NĐTNN có tổ chức

Xổ số, cá cược

49% với FII và 20% với FDI trong lĩnh vực DTH đài truyền thanh, truyền hình

Ngân hàng: 20%

Ngân hàng tư nhân: 74%

Bảo hiểm 26%

Viễn thông 74%

Đường truyền, kết nối, cáp 49%

In ấn 26%

Truyền thanh FM 20% với FII

Dịch vụ bán lẻ 24%

Nhận định những yếu tố trong chính sách quản lý FII của Ấn Độ

Nhận định về tác động của những thay đổi trong chính sách quản lý FII, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:

a. Ấn Độ đã tiến hành những bước đi thận trọng tiến tới dỡ bỏ hệ thống quản lý theo hạn ngạch (QRs), nới lỏng điều kiện hoạt động với FII và đa dạng hóa công cụ đầu tư

Cho tới những năm 80, chiến lược phát triển của Ấn Độ là tự cung – tự cấp và trợ cấp xuất khẩu. Thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp bởi nợ và ODA. Chính phủ đã đặt ra những rào cản cho đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. Sau cuộc cải cách vào đầu những năm 90 đã có sự thay đổi về kết cấu thành phần trong tài khoản vốn.

Từ ngày 14/9/1992 với những biện pháp hạn chế phù hợp, FII và các tổ chức nước ngoài được pháp đầu tư vào các công cụ tài chính của Ấn Độ. Cuộc cách mạng về chính sách với FII của quốc gia này đã thể hiện những bước đi thận trọng tiến tới dỡ bỏ hệ thống quản lý theo hạn ngạch (QRs), nới lỏng hạn chế về điều kiện hoạt động và đa dạng công cụ đầu tư. -

- Năm 1992, một NĐTNN được phép đầu tư tối đa 5% tổng giá trị chứng khoán trong một đợt phát hành

- Tháng 6/1998, mức này nâng lên 10%. Tổng khối nước ngoài được sở hữu tối đa (room) 24% vốn của 1 công ty

- Tháng 1/ 2000, room là 40%

- Ngày 8/3/2001, room là 49%

- Ngày 20/9/2001, room được quy định tùy theo từng lĩnh vực

Khác với một số quốc gia Đông Á đã mở cửa thị trường tài chính một cách ồ ạt và thiếu định hướng, Ấn Độ áp dụng nguyên tắc cẩn trọng, từng bước một trong lộ trình tự do hóa tài khoản vốn.

b. Ấn Độ sớm triển khai các công cụ phái sinh và tài khoản thứ cấp nhằm theo dõi chặt chẽ sự vận động của dòng vốn FII và thúc đẩy các quỹ ĐTNN vào thị trường trong nước

Với những điều kiện thích hợp, định nghĩa theo luật về các quỹ nước ngoài được nới lỏng vào tháng 8/1999 và tháng 2/2000. Các tổ chức nước ngoài mới được phép đầu tư thông qua tài khoản thứ cấp. Ấn Độ cũng đưa ra công cụ cho các quỹ nước ngoài không đăng ký thành lập tại Ấn Độ giao dịch trên thị trường nội địa là giấy chứng nhận góp vốn (PNs).

Đây là công cụ phái sinh phát hành theo luật chứng khoán theo đó giấy chứng nhận góp vốn được hiểu là các hợp đồng phát hành bởi NĐTNN có tổ chức, đăng ký phát hành tại Ấn Độ và người mua là các khách hàng tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Giấy chứng nhận góp vốn được sử dụng bởi nhà đầu tư cuối cùng, thay thế cho tài khoản thứ cấp, giúp theo dõi chi phí và lịch sử giao dịch.

Từ 3/2/2004, các công cụ phái sinh phát hành ra nước ngoài như giấy chứng nhận góp vốn chỉ được phát hành bởi các tổ chức được luật cho phép. Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền sở hữu giấy chứng nhận góp vốn cũng chỉ được tiến hành cho các tổ chức theo quy định.

Hiệu quả của chính sách này cho thấy ngày càng có nhiều quỹ đầu tư FII vào Ấn Độ từ giai đoạn 1993 trở lại đây. Nếu năm 1993 chỉ có 3 tổ chức đăng ký thì đế cuối năm 2006 đã có tổng cộng 803 tổ chức đăng ký. (UBCK Ấn Độ )

Ấn Độ đưa ra các quy định về tính minh bạch của thị trường được đưa ra nhằm đạt tính hiệu quả và hạn chế hiện tượng làm giá. Để kiểm soát những khoản đầu tư không đăng ký, chế độ báo cáo về các tổ chức nước ngoài hoạt động đầu tư gián tiếp được thiết lập.

c. Chính phủ thông qua room và mở rộng nguồn cung để khuyến khích và quản lý dòng vốn FII

ĐTNN bao gồm cả hình thức trực tiếp và gián tiếp đã hỗ trợ cho tiết kiệm và đầu tư nội địa của Ấn Độ mà không làm tăng khoản nợ quốc gia. Vốn nước ngoài làm tăng giá trên TTCK, giảm chi phí tiếp cận vốn và khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng dòng vốn FII vào TTCK có thể làm tổn thương thị trường CK Ấn Độ.

Tuy nhiên thời gian qua Ấn Độ đã khá thành công khi tránh được sự tổn thương này và không có bằng chứng nào cho thấy tác động tổn hại quá lớn tới TTCK từ việc đảo chiều dòng vốn FII. Tuy nhiên, FII cũng có phần tạo nên sự phức tạp trong điều hành thị trường ngoại hối, ổn định giá và lãi suất.

Nhằm thu hút FII, ủy ban tự do hóa đầu tư ngước ngoài có tổ chức của Ấn Độ đã đề xuất một cải cách nhằm chia tách khái niệm FDI và FII, điều chỉnh room cho FII theo lĩnh vực.

Ngoài ra, tỉ lệ giới hạn đầu tư FII đã tăng lên qua các năm. Tuy nhiên tỉ lệ hạn chế này còn tiếp tục được áp dụng.

Tăng nguồn hàng cổ phiếu thông qua khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, viễn thông … có những dự án lớn và cần nhiều vốn niêm yết hoặc chào bán ra công chúng. Sự thành công của các đợt IPO của tập đoàn dầu khí & ga, công ty nhiệt điện nhà nước, ... thời gian qua cho thấy định hướng tăng cung của chính phủ.

d. Chính sách điều tiết FII hướng tới hạn chế những tổn thương từ dòng vốn đầu cơ

Ấn Độ tăng cường sức mạnh của các thể chế đầu tư trong nước nhằm hạn chế sức chi phối của dòng vốn đầu cơ nước ngoài.

Giấy chứng nhận góp vốn cũng là một công cụ của Ấn Độ trong mục đích này. Tuy nhiên việc phát hành Giấy chứng nhận góp vốn dẫn tới không xác định được người thụ hưởng cuối cùng, ví dụ trường hợp NĐTNN đăng ký với một tổ chức tài chính trong nước. Ngoài ra, việc giao dịch các Giấy chứng nhận góp vốn cũng dẫn tới hiện tượng sở hữu nhiều lớp. Do đó, UBCK dự định tăng cường thẩm quyền để có các thông tin từ người nắm giữ Giấy chứng nhận góp vốn ở bất kỳ thời điểm khảo sát nào.

e. Các quỹ phòng ngừa rủi ro (hedge fund)

Ấn Độ đưa ra định nghĩa về quỹ phòng ngừa nội địa nhằm thích hợp hóa với môi trường đầu tư dùng đồng Rupee. UBCK cũng đề xuất xây dựng một hệ thống pháp lý cho các hedge fund dựa trên nguyên tắc tránh nhầm lẫn và thận trọng. Quan điểm của Ấn Độ là theo dõi chặt chẽ sự phát triển của hedge fund tại Mỹ, Châu Âu, … học hỏi các quốc gia khác để xây dựng các quy định cho nước mình. Chỉ những quỹ thích hợp với đăng ký FII/ tài khoản thứ cấp theo quy quy định của UBCK mới được hoạt động.

f. Giới hạn đầu tư FII thông qua tài khoản thứ cấp

Ấn Độ áp dụng mức sở hữu tối đa 10% vốn cổ phần đối với một NĐTNN. Mỗi tổ chức ĐTNN có thể có nhiều khách hàng với nhiều tài khoản thứ cấp.

Điều này có thể dẫn tới tình huống rằng một tổ chức có nhiều tài khoản thứ cấp có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 10%.

Vì vậy mức giới hạn này có thể được nâng lên và áp dụng cho 1 tổ chức thay vì áp dụng cho nhiều tài khoản thứ cấp.

Hội nhập kinh tế cũng đặt ra yêu cầu phải tính lại một vài khía cạnh của quy định về đầu tư thông qua tài khoản thứ cấp. Trên 90% lượng vốn FII vào Ấn Độ đều thông qua tài khoản thứ cấp.

g. Khuyến khích các tổ chức đầu tư đa quốc gia

Với những chính sách nhằm khuyến khích các quỹ đa quốc gia đầu tư vào Ấn Độ, tỷ trọng của các NĐT cá nhân giảm xuống trong danh mục từ đó hạn chế được rủi ro từ các khoản đầu tư không được theo dõi.

Cùng các quy định thận trọng áp dụng nhằm kiểm soát FII, Ấn Độ hạn chế được mức độ rủi ro tới từ các thể chế lớn như ngân hàng, công ty tài chính...

Cụ thể, Ấn Độ ban hành quy định KYC (kiểm soát thông tin khách hàng) theo dõi các tài khoản thứ cấp cho phép khảo sát chi tiết dòng vốn trong trường hợp có các biểu hiện vi phạm.

h. Linh hoạt trong điều hành nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường

Sự ổn định của dòng vốn nước ngoài tại Ấn Độ sẽ được cải thiện nếu NĐTNN có thể được chuyển đổi giữa chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.

Tính linh hoạt cao hơn sẽ giúp các tổ chức ĐTNN hình thành những chiến lược cân bằng, điều hòa giữa cổ phiếu và trái phiếu. FII đầu tư vào chứng khoán là một phần khoản nợ nước ngoài của Ấn Độ tuy nhiên khác biệt quan trọng là bằng nội tệ

Kết luận

Đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ trong phátt riển và hội nhập toàn cầu. Chính sách quản lý FII của Ấn Độ thời gian qua cho thấy chính phủ Ấn Độ đã thành công trong việc thu hút FII.

Ngoài ra, Ấn Độ bằng các biện pháp quản lý của mình đã điều hòa được dòng vốn FII nhằm tránh những tác động tiêu cực tới thị trường khi FII đảo chiều. Đây là những kinh nghiệm quý mà Việt Nam có thể học tập từ mô hình của Ấn Độ.

Đặc thù trong chính sách quản lý FII của Ấn Độ là theo dõi sự vận động của FII thông qua tài khoản thứ cấp và giấy chứng nhận góp vốn hiện chưa được triển khai ở Việt Nam.

Hai công cụ này đã chứng tỏ tính hữu hiệu của mình khi Ấn Độ đã tránh được sự rút vốn ồ ạt của FII trong các giai đoạn nhiều biến động của TTCK như c:uộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, Vụ nổ hạt nhân Polkhran 05/1998, sự sụp đổ của TTCK 2001...

Vnn, Tóm tắt Báo cáo Phân tích của Công ty Chứng khoán EuroCapital

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng