Sự lo ngại về thương mại tích trữ
Hoạt động thương mại kiểu đầu cơ, tích trữ hàng hóa - vốn đang tiếp thêm nhiên liệu cho kinh tế thế giới bình ổn - được cung ứng nguyên liệu từ tỷ lệ lãi suất ngân hàng siêu thấp và dòng vốn dễ tiếp cận do nó tạo ra. Nhưng liệu các nhà đầu tư có cần phải lo lắng hay không về điều đó ?
Thương mại tích trữ thì khó dự liệu được và các chuyên gia có ý kiến khác nhau về việc có bao nhiêu dòng vốn đang được điều khiển theo xu hướng này
Ngày 16/11 có hai sự kiện giờ đã quen thuộc với giới kinh doanh: một là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ben Bernanke nói rằng thị trường tài chính có thể trông đợi vào tỷ lệ lãi suất thấp trong một giai đoạn dài hơn; hai là giá trị USD lại trượt dốc thấp hơn so với các loại tiền tệ chính khác.
Bong bóng tài sản khó điều trị
Thương mại tích trữ thì khó dự liệu được và các chuyên gia có ý kiến khác nhau về việc có bao nhiêu dòng vốn đang được điều khiển theo xu hướng này. Giáo sư Nouriel Roubini thuộc Đại học tổng hợp New York đầu tháng 11 đã cảnh báo rằng tỷ lệ lãi suất thấp đang tạo ra một bong bóng quái vật khổng lồ vì USD giá rẻ đã thúc đẩy các thị trường lên một mức cao không bền vững. Tuy nhiên cũng có quan điểm ngược lại, các chuyên gia của UBS sau khi kiểm tra dữ liệu về thương mại và quỹ vốn, kết luận rằng thương mại tích trữ không phải là nhân tố chính; giá cả tăng phần lớn phản ánh sự biến đổi tích cực của các yếu tố căn bản, gồm những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế, sức mạnh của các nền kinh tế mới nổi và một sự phục hồi trong doanh thu do đó việc xác định có bong bóng tài sản là không thực tế trong thời điểm này. Ở một số khía cạnh, thì đây là dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế thế giới vì hoạt động này mang đặc tính là chiến lược kinh doanh có kèm rủi ro và một khi đã có nguy cơ rủi ro thì điều đó chứng tỏ những thị trường vốn đó lành mạnh.
Nguy cơ khủng hoảng vì bơm USD quá nhiều
Với sự khẳng định lặp lại của chủ tịch Fed, Bernanke về tỷ lệ lãi suất thấp, thương mại tích trữ có thể tiếp tục sinh lời trong khoảng thời gian nữa nhưng có hai mối nguy cơ lớn đối với những ai theo đuổi chiến lược này. Thứ nhất là khủng hoảng lớn hoặc tình trạng khẩn cấp quốc tế xảy ra có thể làm tăng giá trị USD. Một năm trước, khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, USD đã tăng vọt vì các nhà đầu tư tranh nhau kiếm một chỗ an toàn để cất giữ tài sản. Nhưng giờ đây, một số chuyên gia đang cảnh báo usd có thể mất địa vị đặc biệt hiện nay và đó là điều đáng suy nghĩ. Mối nguy cơ thứ hai là nền kinh tế Mỹ có thể thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng buộc Fed phải xem xét lại chính sách tỷ lệ lãi suất ngân hàng theo hướng tăng cao. Giới doanh nhân đang theo sát các dữ liệu kinh tế để kịp thời phát hiện xu hướng này. Tỷ lệ lãi suất thấp ở Nhật Bản đã tạo điều kiện cho thương mại tích trữ hoạt động mạnh trong nhiều năm cho tới khi tất cả đột ngột kết thúc bằng khủng hoảng tài chính cuối năm 2008.
Không ai biết chắc thương mại tích trữ nhờ vào usd yếu sẽ kéo dài hàng tháng hay hàng năm. Các thị trường đều có tiếng là khó dự đoán, nhất là vào thời điểm nền kinh tế đang thay đổi vì thế nếu mọi thứ tốt thì không sao nhưng ngược lại thì bong bóng tài sản, chứng khoán lại có thể xảy ra.
Hoa Chi
Diễn đàn doanh nghiệp