Tin tức
Thu hồi vốn hậu Olympic

Thu hồi vốn hậu Olympic

31/08/2004

Banner PHS

Thu hồi vốn hậu Olympic

Hy Lạp đã bỏ ra hàng tỷ USD để tổ chức Olympic, song nếu nhìn lại kinh nghiệm của Sydney bốn năm trước đây, câu hỏi mọi người hay đặt ra là liệu có phải tổ chức Olympic sẽ được một vốn bốn lời? Hay là ngược lại?

Hy Lạp đã bỏ ra hàng tỷ USD để tổ chức Olympic, song nếu nhìn lại kinh nghiệm của Sydney bốn năm trước đây, câu hỏi mọi người hay đặt ra là liệu có phải tổ chức Olympic sẽ được một vốn bốn lời? Hay là ngược lại?

Bốn năm trước đây, mọi sự chú ý của thế giới như dồn vào Sydney. Đông đảo vận động viên, người xem tới dự, nhìn ngắm. Cả thành phố Sydney bừng sáng niềm tin và tự hào về khả năng tổ chức một đại hội thể thao lớn nhất trên hành tinh.

Xây dựng cơ sở vật chất cho Olympic cũng có nghĩa là sự bắt đầu của quá trình phục hưng thành phố, những đợt tiếp thị tới tấp cho tiềm năng thể thao trộn lẫn du lịch với mục tiêu nhắm đến lượng du khách đổ bộ vào khách sạn, vào các khu bãi biển của Sydney. Những du khách này sẽ mang lại cho thành phố nguồn thu không dưới 4 tỷ đô la. Nhanh quá, bốn năm đã trôi qua, vậy những khoản tiền đầu tư khổng lồ vào các công trình của Olympic tại Sydney đến nay liệu có sinh lời?

 

Kể từ khi cựu chủ tịch IOC Juan Antonio Samaranch loan báo Sydney là thành phố được chọn làm nơi tổ chức thi đấu Olympics năm 2000, đất nước và con người Úc Châu đã phải bỏ ra 6 năm và gần 2 tỷ đô la để biến loan báo này thành ngày hội rực rỡ ánh đèn đêm khai mạc, với con mắt kinh ngạc của toàn thế giới đổ về.

Một triệu người xem đã dồn đến các khán đài chứng kiến cuộc đua tài thể thao đầy ấn tượng kéo dài trong hai tuần lễ. Sau cuộc vui, người dân Sydney bắt đầu đặt câu hỏi: Ai sẽ là người dùng những dự án khổng lồ này nhỉ?

 

Thành phố Olympic ma?

Công viên Olympic Sydney, điạ điểm dễ nhận thấy nhất của cuộc đua tài thể thao 4 năm trước đây hiện đang trở thành trường hợp nghiên cứu của cả thế giới về khả năng tồn tại bên ngoài sự kiện Olympics.

Cho đến nay mà nói thì chuyển những công trình thể thao sang mục đích dân sự là một thách thức rất lớn. Hồi đó dự án Công viên Olympic tại New South Wales đã bị cáo buộc là một công trình đắt đỏ nhưng không có giá trị thực tiễn.

Đến nay, sức ép như đang đổ vào vai những ai tìm cách làm cho nó sống động trở lại.

Cơ quan quản lý công viên Olympic tại Sydney đã tung ra ngay một cuốn phim video quảng cáo, với lời giới thiệu, là tại vùng này sẽ xảy ra một sự thay da đổi thịt chưa từng có trong lịch sử của phong trào Olympics.

Khu liên hợp thể thao khổng lồ ngày xưa nay sẽ trở thành một quần thể dân cư cho khoảng 15 ngàn người. Các hãng xưởng ở vùng này trong tương lai sẽ thu hút khoảng 20 ngàn nhân công.

Vấn đề chính ở đây là công viên này có qui mô quá lớn. Nếu chỉ đứng ra tổ chức các hoạt động thể thao thì địa điểm này khó mà tồn tại lâu dài được.

Một kế hoạch tổng thể phát triển khu này trong tương lai đã được trình làng. Theo miêu tả của các chuyên gia tiếp thị thì khu công viên Olympic sẽ được biến thành một khu phố vừa làm việc, vừa sinh sống hài hòa.

 

Mang lại hơi thở cuộc sống

Theo giám đốc dự án Brian Newman, thì trong vòng 15 năm tới khu công viên Olympic sẽ thay đổi từ một chỗ dành cho vận động viên tranh tài thành một địa điểm dân cư hạng sang, thu hút những ai muốn theo đuổi một lối sống thể thao tại khu đô thị. Ông nói:

“Chúng ta cần phải thay đổi bản chất mênh mông của một khu liên hợp thể thao đổ biến chúng thành không gian cư trú nhiều giai tầng, phục vụ tốt nhất nhu cầu sống và giải trí của người dân, mà vẫn mang dáng dấp của một trung tâm đô thị đẹp”.

 

“Rất nhiều building tại khu công viên Olympic này khi xây mang tính hướng ngoại, vì bản chất của thể thao mà. Ví dụ như quý vị có thể xếp 100.000 người vào trong một hay hai sân vận động mà không ai biết rằng có đông người như thế đang ở trong khu này”

“Do vậy chúng ta cần mở cửa sổ, mở tâm hồn cho những building này, hòa nhập chúng vào đời sống đường phố, sinh hoạt phường hội, và đời sống đô thị” ông Brian Newman nói.

Và điều này có nghĩa là người ta sẽ xây thêm nhiều khu nhà mới tại khu này.

Đã có thêm nhiều căn phố và khu apartment được xây tại vùng này, biến các căn phòng dành cho vận động viên thành những khu phố hợp cảnh quan dành cho dân, hay công chức đi làm.

 

Nạn khủng bố và dịch SARS

Nghe những kế hoạch như vậy có vẻ ngọt tai, thế nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại không như vậy. Cho đến nay mà nói thì những người đến công viên Olympic chủ yếu là du khách đi theo đoàn.

Những du khách này có cơ hội tạo cho họ những kỷ niệm riêng về Olympics, ví dụ như họ có thể chụp những bức ảnh đang đứng trên bục nhận huy chương. Tuy nhiên sự hấp dẫn của trò tiêu khiển này có vẻ đang suy yếu dần.

Giống như những vùng khác trên thế giới, du lịch tại Úc cũng bị tác động bởi những yếu tố toàn cầu, đứng ngoài sự kiểm soát của chính phủ.

Vụ khủng bố 11/9 và dịch viêm đường hô hấp SARS đã làm cho lượng khách tới Sydney giảm hẳn, đúng vào lúc thành phố đang tìm cách khai thác hình ảnh thế vận hội để kéo du khách ngoại quốc vào. Lượng du khách tới Sydney giảm 25% chỉ hai năm sau lễ vận hội, và sự sụt giảm này hoàn toàn nằm ngoài trí tưởng tượng của người đứng đầu ngành du lịch Sydney, ông Christopher Brown.

 

Chắc còn phải đợi

Các quan chức làm trong ngành marketing tin rằng họ không thể dựa vào ngọn lửa Olympic mãi được. Đợt quảng cáo mới nhất cho người xem trên thế giới của du lịch Úc cho thấy nước Úc đã quay trở lại cách quảng bá hình ảnh đất nước của họ một cách cổ điển hơn.

Khi những giây phút hân hoan quanh ngọn lửa Olympic tạm lắng đọng , là lúc nước Úc muốn mời chào thế giới đến xem những kỳ tích thiên nhiên nổi tiếng từ trước đến nay của họ. Các tảng núi lớn, những bãi biển rộng thoai thoải, cát vàng…

 

Vậy tổ chức giải Olympics 4 năm trước đây có mang lại giá trị gì cho nước Úc hay không?

Cuối cùng tất cả dồn lại ở một điều cơ bản: đó là lúc vui hay lúc buồn, làm sao phải kiểm soát được kỳ vọng của bạn.

Olympic là một cơ hội vô cùng lớn để khởi động một thành phố nào đó, đưa nó đến một bệ phóng khá hơn, đến sự nổi danh trên toàn cầu. Thế nhưng kỹ năng cần thiết ở đây là làm sao quản lý điều chỉnh về mặt lâu dài, để cho những công trình phục vụ cộng đồng thể thao, sẽ phục vụ tốt hơn quốc kế dân sinh.

Ở Sydney, người ta nói là một công việc như vậy vẫn đang tiếp tục.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng