Tin tức
Xuất khẩu lao động: Chưa đủ sức ‘‘gõ cửa’’ thị trường lớn

Xuất khẩu lao động: Chưa đủ sức ‘‘gõ cửa’’ thị trường lớn

27/02/2006

Banner PHS

Xuất khẩu lao động: Chưa đủ sức ‘‘gõ cửa’’ thị trường lớn

Gần đây khi thị trường Mỹ bắt đầu hé mở đón những lao động Việt Nam đầu tiên, xuất khẩu lao động lại có thêm hi vọng mới. Tuy nhiên, khai phá những thị trường tiềm năng vẫn là điều khó.

Gần đây khi thị trường Mỹ bắt đầu hé mở đón những lao động Việt Nam đầu tiên, xuất khẩu lao động lại có thêm hi vọng mới. Tuy nhiên, khai phá những thị trường tiềm năng vẫn là điều khó.

 

Tính bình quân giai đoạn 2001-2005, mỗi năm, Việt Nam mới đưa được 58.000 lao động xuất khẩu, so với yêu cầu của Nhà nước (có khoảng 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài) cũng như nhu cầu của người lao động thì kết quả trên còn quá thấp.

 

Nhận xét chung về thị trường có thể thấy, một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào hiện có số lượng lớn lao động Việt Nam đang làm việc. Những nước này vẫn có khả năng tiếp nhận người lao động Việt Nam hơn nữa. Thị trường Trung Đông và Châu Phi cũng có nhu cầu về lao động nước ngoài thông qua các dự án xây dựng.

 

Ngoài các thị trường trên, nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu lao động có nhu cầu khá lớn về lao động nước ngoài.

 

Thế nhưng các nước trong khối EU chủ trương sử dụng lao động chất lượng cao nên khả năng tiếp cận những thị trường này của Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, để mở cửa thị trường tiềm năng này, Việt Nam đang nghiên cứu, tìm hiểu để ký kết hiệp định hợp tác lao động.

 

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong số 141 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chỉ có 18 doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên doanh. Nhiều doanh nghiệp quy mô quá nhỏ, có đến trên 89 doanh nghiệp bình quân hàng năm chỉ đưa được dưới 200 lao động ra nước ngoài.

 

Những doanh nghiệp này không đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tiếp cận thị trường. Đã vậy, một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm quy định về tuyển chọn lao động, để người lao động phải qua trung gian, môi giới làm tăng chi phí.

 

Thậm chí, có doanh nghiệp còn bán chỉ tiêu, chuyển sang làm môi giới tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp khác, hoặc bán tư cách pháp nhân cho các đơn vị không có chức năng về xuất khẩu lao động. Những điều này gây rối thị trường, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực tồn tại, phát triển.

 

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước dẫn đến hệ quả quyền lợi của người lao động bị giảm sút. Trong khi đó, chi phí đóng góp lại tăng lên.

 

Tại ngoài nước thì các doanh nghiệp tăng chi phí môi giới, hoa hồng, giảm tiền lương và chế độ đối với người lao động để giành được hợp đồng cung ứng lao động.

 

Ở trong nước lộn xộn không kém, nếu những năm trước đây, việc tuyển chọn lao động ở huyện, xã không phải mất tiền hoặc chỉ hỗ trợ khoảng 300.000-500.000 đồng để tuyển được 1 lao động thì nay các doanh nghiệp tranh giành nhau, đẩy mức phí lên đến 700.000 - 1.200.000 đồng, thậm chí 1.500.000 đồng để tuyển được 1 lao động.

 

Khoản chi này trở thành tiền lệ xấu đối với một bộ phận cán bộ cơ sở, nơi doanh nghiệp được đến tuyển lao động xuất khẩu và làm tăng thêm chi phí của người lao động đi xuất khẩu.

 

Đã vậy, ngoài các chi phí theo quy định, người lao động đi các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan còn phải đóng thêm các khoản phí khác không công khai như chi phí cho tuyển chọn lao động ở một số địa phương, chi phí người môi giới, trung gian cò mồi trong nước để được đi xuất khẩu lao động.

 

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tất cả những yếu tố trên đã khiến cho lao động Việt Nam gặp rất nhiều hạn chế khi muốn xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng.

 

Việt Nam đang thực hiện chủ trương đổi mới về xuất khẩu lao động, để đạt hiệu quả hơn nữa, ngoài việc hoàn thiện hơn hệ thống cơ chế, chính sách, cũng cần phải tính đến việc sắp xếp mạng lưới doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động cũng như cần có chiến lược trong đầu tư để nâng cao loại hình xuất khẩu lao động giá trị cao.

 

Chính phủ cần tổng kết đánh giá toàn diện hoạt động xuất khẩu lao động để trên cơ sở đó xây dựng dự án Luật xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm khắc phục cơ bản những hạn chế tồn tại trên.

Giao thông Vận tải

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng