Khái niệm về ngày đáo hạn chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với nhà đầu tư chứng khoán phái sinh lâu năm. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu hết về tính chất của ngày đáo hạn này trong chứng khoán. Để có thể hiểu rõ hơn, hãy cùng PHS tìm hiểu về ngày đáo hạn phái sinh qua bài viết dưới đây nhé. 

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 17Đáo hạn phái sinh là gì ?

Khái niệm phái sinh

Chứng khoán phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

Cụ thể, hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh cũng được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác (thực phẩm, nông sản, kim loại,...)

Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ có lời.

Vậy ngày đáo hạn phái sinh là gì ?

Đáo hạn phái sinh hay còn gọi là ngày đáo hạn phái sinh, tiếng Anh gọi là Expiration Date. Chính là ngày giao dịch cuối cùng của các hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Có thể nói rằng vào ngày đáo hạn phái sinh, các nhà đầu tư sẽ tiến hành chốt lời hoặc cắt lỗ và chuyển sang hợp đồng phái sinh mới.

Thời điểm đáo hạn phái sinh

Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp. Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Ngày này được quy định là thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng đến thị trường không ?

Có thể khẳng định ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng lớn đến thị trường, xu hướng chung trước ngày đáo hạn thị trường biến động khá mạnh. Bởi vì vào ngày đáo hạn, các nhà đầu tư dù đang ở vị thế nào đều phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc lựa chọn không thực hiện để hợp đồng trở nên vô giá trị. Chính vì thế, họ có thể bán/không bán và mua/không mua trong giao dịch để chốt lời hoặc cắt lỗ.

Đây cũng là thời điểm để các nhà đầu tư biết được kết quả giao dịch hợp đồng phái sinh có hiệu quả, kiếm được lợi nhuận không. Dựa theo dữ liệu thống kê năm 2017 đến hiện tại, các phiên ATC có sự biến động tăng giảm đột ngột, mã giao dịch trên sàn chênh lệch so với phiên trước ATC và theo xu hướng giảm là chủ yếu.

Ví dụ: Quý I năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra 3 phiên giao dịch: Mã VN30 F2201 có lịch đáo hạn phát sinh vào 01/2022, ngày giao dịch đầu tiên vào 20/11/2021 và giao dịch cuối cùng vào 21/01/2022. Ở giai đoạn đầu không có nhiều sự biến động hay thay đổi giao dịch từ thị trường. Nhưng kể từ thời điểm 15/12/2021 thì thị trường trở nên nhộn nhịp hơn và đến ngày 19/01/2022 (trước ngày đáo hạn 2 ngày), thị trường sụt giảm mạnh.

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 18Ảnh hưởng của đáo hạn phái sinh đến thị trường

Những lưu ý khi giao dịch ngày đáo hạn phái sinh

Khi kết thúc phiên giao dịch trong ngày đáo hạn hợp đồng tương lai thì chỉ số của hợp đồng tương lai sẽ bằng với chỉ số của VN30, chênh lệch giữa hợp đồng tương lai và VN30 chính là khoản lãi/lỗ của nhà đầu tư.

Vị thế đang mở sẽ được tự động đóng khi kết thúc giao dịch và chênh lệch điểm số giữa hợp đồng tương lai với VN30 chính là lãi/lỗ của nhà đầu tư và sẽ được thanh toán ngay trong ngày hôm đó.

Đối với nhà đầu tư chưa mở hoặc đã đóng vị thế trước khi phiên ATC của ngày đáo hạn diễn ra, muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chỉ trong 30 giây, nhà đầu tư cần xác định mức chênh lệch điểm giữa chỉ số hợp đồng tương lai và chỉ số vn30 để đưa ra quyết định đặt lệnh ATC long hay ATC short.

Đối với nhà đầu tư đang mở vị thế, nếu vị thế hiện tại đang thuận lợi với mức chênh lệch điểm giữa chỉ số hợp đồng tương lai và VN30, nhà đầu tư có thể giữ và duy trì vị thế này đến kết thúc phiên ATC. Nếu vị thế hiện tại đang bất lợi, nhà đầu tư có thể đặt lệnh ATC với số lượng hđ gấp đôi vị thế hiện tại để có thể đảo chiều vị thế.

Tổng kết 


Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên của PHS đã giúp các nhà đầu tư hiểu được đáo hạn phái sinh là gì, cũng như các thông tin về ngày đáo hạn. Từ đó có thể giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư của mình. Hãy theo dõi PHS để cập nhật những kiến thức về đầu tư tài chính - chứng khoán nhé.