Cảnh báo lừa đảo tín dụng
Lấy danh nghĩa những tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài nhưng không có trên thực tế để đi mời chào đầu tư, tài trợ. Chiêu thức này một lần nữa được cảnh báo với đích danh công ty và cá nhân liên quan...
Lấy danh nghĩa những tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài nhưng không có trên thực tế để đi mời chào đầu tư, tài trợ. Chiêu thức này một lần nữa được cảnh báo với đích danh công ty và cá nhân liên quan.
Trong khoảng một tháng nay, nội bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước nhận được những thông tin cảnh báo về hoạt động có dấu hiệu lừa đảo của một số cá nhân, tổ chức mượn danh nghĩa các tập đoàn tài chính nước ngoài đến các địa phương, đặc biệt là các địa bàn miền núi, để mời chào xây dựng các dự án và hứa hẹn tài trợ.
Ngày
Ngày
Nội dung cảnh báo đề cập đến một cá nhân tự giới thiệu tên là Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc Công ty Việt Úc (có trụ sở tại số 4 Tôn Đức Thắng, Hà Nội), là đại diện của Tập đoàn Palro Inc đến liên hệ với chính quyền một số địa phương (Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang…) và đề nghị các địa phương chuẩn bị một số dự án trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục, giao thông, thủy lợi với cam kết tài trợ của Tập đoàn Palro có giá trị hàng chục triệu USD cho mỗi địa phương.
Theo giới thiệu của cá nhân trên thì tập đoàn Palro Inc là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, có trụ sở tại Mỹ.
Tuy nhiên, qua xác minh, những thông tin cảnh báo trên khẳng định: “Tập đoàn Palro Inc không tồn tại trên thực tế, không có tên trong niên giám các công ty của Mỹ và chưa xin phép hoạt động tại Việt
Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng khẳng định: “Việc một số cá nhân, tổ chức tự giới thiệu là đại diện của Palro Inc đi đến các địa phương để môi giới, hứa hẹn tài trợ các dự án… có biểu hiện của hành vi lừa đảo”. Ủy ban này đưa ra cảnh báo: “các cơ quan, doanh nghiệp hết sức cảnh giác với hành vi trên”.
Trên thực tế, theo tìm hiểu của VnEconomy, một số địa phương cũng đã có đề nghị các ban ngành chức năng xác minh lại tính pháp nhân cũng như năng lực tài chính của những đối tượng trên.
Tuy không đáp ứng toàn văn hồ sơ cũng như tài liệu liên quan đến thông tin cảnh báo trên, song ông Đào Quang Thông, Phó giám đốc Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cho biết: “Đó là sự phối hợp của Trung tâm với một số tổ chức, cơ quan chức năng ở nước ngoài để tìm hiểu thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong nước biết rõ về đối tác trước khi đi đến quyết định hợp tác”.
Về khả năng xác minh và kiểm tra của CIC, ông Thông cho biết CIC đang hợp tác với những nhà cung cấp thông tin thương mại hàng đầu thế giới như Dun&Bradstreet (D&B) tại Mỹ và Business online (Thái Lan) để thu thập thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, CIC được phép truy cập trực tiếp vào hệ thống dữ liệu toàn cầu của D&B với hơn 92 triệu hồ sơ khách hàng của trên 200 quốc gia.
“Thông tin của chúng tôi rất hiệu quả với những nội dung cung cấp. Cụ thể như sự tồn tại của doanh nghiệp cần xác minh cũng như năng lực tài chính và các hoạt động liên quan…”, ông Thông nói.
Về trường hợp của cá nhân tự xưng là Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc Công ty Việt Úc, ông Thông cho rằng đó mới chỉ là những hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo cần cảnh báo và chưa thể nói là lừa đảo và vi phạm pháp luật vì hậu quả thực tế chưa xẩy ra.
Một lãnh đạo của Bộ Tài chính cũng cho VnEconomy biết những dấu hiệu lừa đảo tín dụng như trên cũng đã được bộ này cảnh báo trước đây. “Đó là hình thức tín dụng phi thị trường, các doanh nghiệp, địa phương cần cảnh giác và xác minh cụ thể trước khi đi đến ký kết vay vốn, cấp phép, hợp tác…”, vị lãnh đạo này nói.
Theo xác minh của phóng viên VnEconomy, Công ty Việt Úc trong thông tin cảnh báo có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Du lịch Việt Úc, có trụ sở tại số 4 Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Tuy nhiên, công ty này đã chuyển trụ sở cách đây khoảng một tháng, hiện đang hoạt động tại 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Để xác minh rõ hơn những cảnh báo trên, VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc phản hồi của Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Du lịch Việt Úc.
Theo kết quả kiểm tra của CIC, tính đến 8/2004, trong số 339 doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có quan hệ, giao dịch, làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ có 74 doanh nghiệp có năng lực tài chính (21,8%), trong khi có tới 198 doanh nghiệp không có năng lực tài chính, môi giới vòng vo, không thu thập được thông tin (chiếm 58,5%) và có 67 doanh nghiệp không xác định được địa chỉ, có dấu hiệu lừa đảo (19,7%).
Hiện CIC đã tiếp nhận trên 600 “đơn đặt hàng” từ các doanh nghiệp, tổ chức trong nước yêu cầu xác minh các đối tác của mình trước khi đi đến các quyết định hợp tác kinh doanh. Theo
TBKTVN