Cổ phiếu là gì? Câu hỏi này thường được các nhà đầu tư đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Thông qua bài viết này, PHS sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan các kiến thức về cổ phiếu cũng như đặc tính chỉ số của cổ phiếu để nhà đầu tư tham khảo.

Cổ Phiếu 01 (1)

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. 

Cổ Phiếu 02

Mã cổ phiếu

Mã cổ phiếu là một dãy 3 chữ cái hoặc gồm cả chữ và số đại diện cho doanh nghiệp, dùng để định danh và mua bán trên sàn giao dịch.

Chỉ số cổ phiếu và ý nghĩa những chỉ số cổ phiếu bạn cần biết

Chỉ số cổ phiếu thống kê, đo lường sự biến động của một số danh mục cổ phiếu. Dựa vào chỉ số này mà nhà đầu tư đánh giá mức độ tiềm năng, định giá cổ phiếu trong tương lai, khả năng sinh lời của cổ phiếu.

Cổ Phiếu 03 (1)

Thông tin cơ bản về các chỉ số không thể bỏ qua khi phân tích cổ phiếu:

Book Value 

Book value là giá trị sổ sách của cổ phiếu thể hiện giá trị toàn bộ tài sản (không bao gồm tài sản vô hình) của doanh nghiệp trừ các khoản nợ phải trả và được phản ánh qua các báo cáo tài chính.

Công thức:

BPS (Book Value per share) = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Hoặc:         BPS =  (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

EPS

EPS được biết là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu. Từ đó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua thu nhập mà công ty phân bổ trên mỗi cổ phần đang lưu hành.

Công thức: EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

P/E

P/E là chỉ số dùng để so sánh giá thị trường của cổ phiếu với mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.

Công thức: P/E = Giá thị trường của cổ phiếu / lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS)

‣ Chỉ số P/E thấp: có nghĩa cổ phiếu đang bị định giá thấp.

‣ Chỉ số P/E cao: Thị trường đặt kỳ vọng vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn trong tương lai.

P/B

P/B là chỉ số dùng để so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị ghi trên sổ sách.

| Công thức tính: P/B = Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

‣ Trường hợp P/B > 1: NĐT đang kỳ vọng vào tương lai và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

‣ Trường hợp P/B < 1: Có thể thị trường đang cho rằng giá trị tài sản của công ty bị thổi phồng quá mức.

ROA - ROE

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, dùng làm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Tổng tài sản

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, được coi là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường

NAV

Chỉ số NAV đại điện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần của doanh nghiệp, dùng để đánh giá giá trị tài sản công ty có tương xứng với thông tin và định giá hiện tại hay không.

Công thức: NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường

BETA

Hệ số Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và rủi ro của chứng khoán với thị trường. Cụ thể, thị trường sẽ có hệ số cố định là Beta = 1, nếu cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì sẽ rủi ro cao hơn và ngược lại.

Bài viết này của PHS hy vọng đã giải đáp được ẩn số Cổ phiếu là gì? và các thông tin, lưu ý cần biết khác cần biết khi những nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường. Nếu bạn có nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán, hãy liên hệ mở tài khoản và đồng hành cùng PHS ngay hôm nay nhé!