Đưa cổ phiếu Việt Nam ra nước ngoài
Những vấn đề cần đặt ra và giải quyết để có thể đưa chứng khoán Việt Nam ra niêm yết tại các TTCK nước ngoài là rất nhiều. Nhưng những lợi ích mà nó đem đến là hết sức to lớn đối với sự phát triển chung của đất nước và là hướng đi tất yếu trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Những vấn đề cần đặt ra và giải quyết để có thể đưa chứng khoán Việt
Rất nhiều thuận lợi…
Ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 7-2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước phát triển với 261 loại trái phiếu, 31 loại cổ phiếu và chứng chỉ quĩ với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô của TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển chung. Gần đây, Ủy ban Chứng khoán đã có những bước chuẩn bị về pháp lý, kỹ thuật và cả về tài chính để đưa chứng khoán Việt
Việc một doanh nghiệp trong nước có chứng khoán được niêm yết và giao dịch tại các TTCK nước ngoài giúp cho họ có thêm vị thế và uy tín rất lớn trong khu vực, nhất là có ảnh hưởng rất lớn khi mà Việt
Hơn nữa, với tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều phát triển ở mức cao nên các chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập trên vốn cổ phần hay về cổ tức đều rất cao so với các công ty khác trong khu vực, đồng tiền Việt Nam cũng khá ổn định trong một thời gian dài nên có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các cổ phiếu của Việt Nam. Điều này không những làm tăng tính thanh khoản và tính hấp dẫn của cổ phiếu Việt
...nhưng cũng không ít khó khăn
Khó khăn đầu tiên có thể kể đến là vấn đề tài chính. Muốn niêm yết cổ phiếu trên TTCK Singapore chẳng hạn, các doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho các dịch vụ và phải chịu mức phí niêm yết rất cao chứ không phải được niêm yết miễn phí và thậm chí được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế như ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn niêm yết ở các thị trường nước ngoài cũng khá cao và các báo cáo tài chính cũng như những quy định về công bố thông tin, về mô hình quản trị công ty… là khá khắc nghiệt đối với thực tế hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vấn đề thứ hai có thể kể đến là những khó khăn về mặt pháp lý. Có những quy định hiện nay đang khống chế về tỷ lệ đầu tư tài chính của phía nước ngoài, những quy định hướng dẫn về việc niêm yết ra nước ngoài đều chưa có hoặc nếu có thì lại hoàn toàn không phù hợp.
Về kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn nên cho niêm yết toàn bộ hay từng phần, nếu niêm yết song song (niêm yết tại cả hai TTCK Việt Nam và TTCK nước ngoài) thì phải có giải pháp cho vấn đề liên kết giữa hai thị trường để bảo đảm sự thống nhất về giá và các điều kiện giao dịch khác. Những khó khăn về tỷ giá, lãi suất và các quy định về thuế thu nhập… cũng là mối lo cần được giải quyết.
SGGP