1. Công thức tính giá vốn
1.1 Giá vốn cổ phiếu được tính dựa trên bình quân các lần mua/bán và nhận chuyển khoản chứng khoán. Cụ thể công thức như sau:
Trong đó:
- Qdn: Khối lượng đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Pdn: Giá vốn đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Qm: Khối lượng chứng khoán tăng
- Pm: Giá chứng khoán với từng lượt khối lượng tăng (VD: giá mua vào, giá của chứng khoán nhận về, ...)
- Qb: Khối lượng chứng khoán giảm
- P: Giá vốn tại thời điểm bán
1.2 Giá vốn sẽ được điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền theo công thức sau:
Sự kiện quyền cổ tức cổ phiếu, cổ phiếu thưởng
Lưu ý: Công thức tính giá vốn lấy max với 0. Giá vốn = 0 trong trường hợp này sẽ được dùng làm giá vốn bình quân để tính tiếp cho các giao dịch làm thay đổi giá vốn sau đó.
Trong đó:
- Qdn: Khối lượng chứng khoán đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Pdn: Giá vốn chứng khoán đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Qct: Khối lượng chứng khoán được chia cổ tức cổ phiếu/cổ phiếu thưởng
Sự kiện quyền cổ tức tiền
- Qdn: Khối lượng chứng khoán đầu ngày
- Pdn: Giá vốn chứng khoán đầu ngày
- Cổ tức tiền: Tiền cổ tức được nhận
Sự kiện quyền mua
- Qdn: Khối lượng chứng khoán đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Pdn: Giá vốn chứng khoán đầu ngày trước khi phát sinh sự kiện làm thay đổi khối lượng chứng khoán
- Qqm: Khối lượng chứng khoán đặt mua quyền mua
- Pqm: Giá thực hiện quyền mua
2. Ví dụ minh họa
Nhà đầu tư X nắm giữ 1.000 VCB trong tài khoản với giá 89.600 đ, trong ngày 20/02/2025, nhà đầu tư X mua mới mã VCB với thông tin khớp lệnh như sau:
Khớp lệnh 1: Mua VCB Khối lượng 800 giá 92.200 đ
Khớp lệnh 2: Mua VCB Khối lượng 1.000 giá 92.300 đ
Ví dụ 1: Nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán trong ngày
Giá vốn VCB trong tài khoản của nhà đầu tư X ngày 20/02/2025:
Ví dụ 2: Nhà đầu tư bán và mua chứng khoán khác ngày
Tiếp tục ví dụ 1, nhà đầu tư X có 2.800 VCB với giá 91.307 đ
Ngày 24/02/2025, nhà đầu tư X khớp lệnh bán 1.000 VCB giá 93.500 đ.
→ Tài khoản nhà đầu tư X ngày 24/02/205 có khối lượng 1.800 với giá 91.307 đ
Ngày 25/02/2025, nhà đầu tư X tiếp tục mua VCB với khối lượng 200 giá 93.500 đ.
→ Giá vốn VCB ngày 25/02/2025 trong tài khoản của nhà đầu tư X lúc này:
Ví dụ 3: Nhà đầu tư cùng mua và bán chứng khoán trong 1 ngày (Trường hợp bán toàn bộ chứng khoán)
Tiếp tục ví dụ 2, trong ngày 28/02/2025 nhà đầu tư X khớp lệnh với thông tin như sau :
Khớp lệnh 1: Bán VCB khối lượng 2.000 giá 96.900 đ
Khớp lệnh 2: Mua VCB khối lượng 1.000 giá 94.500 đ
Khớp lệnh 3: Mua VCB khối lượng 900 giá 95.800 đ
→ Giá vốn VCB ngày 28/02/2025 được tính lần lượt theo thứ tự thời gian lệnh khớp như sau:
Khớp lệnh 1: P = 0, Q = 0
Khớp lệnh 2: P = [(0 * 0) + (1.000 * 94.500)] / (0 + 1.000) = 94.500 đ, Q = 1.000
Khớp lệnh 3: P = [(1.000 * 94.500) + (900 * 95.800)] / (1.000 + 900) = 95.116 đ, Q = 1.900
Ví dụ 4: Nhà đầu tư cùng mua và bán chứng khoán trong 1 ngày (Trường hợp bán một phần chứng khoán)
Tiếp tục ví dụ 3, trong ngày 05/03/2025 nhà đầu tư X khớp lệnh với thông tin như sau :
Khớp lệnh 1: Bán VCB khối lượng 500 giá 99.000 đ
Khớp lệnh 2: Mua VCB khối lượng 200 giá 97.500 đ
Khớp lệnh 3: Mua VCB khối lượng 500 giá 97.200 đ
→ Giá vốn VCB ngày 05/03/2025 được tính lần lượt theo thứ tự thời gian khớp lệnh như sau:
Khớp lệnh 1: P = 95.116 đ, Q = 1.400
Khớp lệnh 2: P = [(1.400 * 95.116) + (200 * 97.500)] / (1.400 + 200) = 95.414 đ, Q = 1.600
Khớp lệnh 3: P = [(1.600 * 95.414) + (500 * 97.200)] / (1.600 + 500) = 95.839 đ, Q = 2.100
Ví dụ 5: Giá vốn điều chỉnh vào ngày giao dịch không hưởng quyền
Tiếp tục ví dụ 4, nhà đầu tư X nắm giữ chứng khoán trong tài khoản, VCB chi trả cổ tức năm 2024 với thông tin sau:
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 06/03/2025
Ngày đăng ký cuối cùng: 07/03/2025
Tỷ lệ chi cổ tức bằng tiền: 20%
Tỷ lệ chi cổ tức bằng cổ phiếu: 100:50 (Người sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 50 cổ phiếu mới)
Tỷ lệ thực hiện quyền mua: 100:30 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 100 quyền được mua 30 cổ phiếu mới)
Đầu ngày 06/03/2025, giá vốn được điều chỉnh giảm tương ứng với tỷ lệ pha loãng thị giá lần lượt như sau:
Quyền cổ tức cổ phiếu:
Khối lượng cổ tức cổ phiếu quyền chờ về: Qct = 2.100 * 50% = 1.050
Q = 2.100 + 1.050 = 3.150
Quyền cổ tức tiền:
Số tiền cổ tức = 2.100 * 10.000 * 20% = 4.200.000 đ
Ví dụ 6: Giá vốn điều chỉnh tại ngày đăng ký đặt mua quyền mua
Tiếp tục ví dụ 5, nhà đầu tư X nắm giữ chứng khoán trong tài khoản với thông tin thực hiện quyền mua như sau:
Ngày 06/03/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền của VCB cho sự kiện quyền mua với tỷ lệ thực hiện 100:30, giá phát hành là 15.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày hiệu lực đăng ký quyền mua: 10/03/2025
Ngày hết hạn đăng ký quyền mua: 28/03/2025
→ Số lượng cổ phiếu được mua = 2.100 * 30/100 = 630
Ngày 10/03/2025 nhà đầu tư X đăng ký đặt mua 630 VCB, giá mua 15.000 đồng/cổ phiếu.
3. Một số lưu ý
Giá vốn được xác định tại từng thời điểm, được tính dựa trên bình quân các giao dịch mua bán trong ngày và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:
- Điều chỉnh theo yêu cầu khách hàng: việc điều chỉnh giá vốn có thể được thực hiện tại các thời điểm lưu ký chứng khoán hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán, cũng như trong suốt quá trình nắm giữ.
- Phát sinh các sự kiện quyền: Các sự kiện như chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm sẽ làm thay đổi số lượng cổ phiếu dẫn đến việc điều chỉnh giá vốn bình quân trên mỗi cổ phiếu.
Công thức tính giá vốn điều chỉnh cổ phiếu dựa trên nguyên tắc tính tại PHS, thông tin mang tính chất tham khảo, không mang ý nghĩa quyết định đầu tư.